TAI NẠN LẶN GIẢI TRÍ DƯỚI BIỂN

TAI NẠN LẶN GIẢI TRÍ DƯỚI BIỂN
GS.TS.BS Nguyễn trường Sơn

1. Lời nói đầu

Tại Pháp, số nạn nhân bị chết do tai nạn lặn giải trí cũng khá cao. Theo một nghiên cứu dựa trên 259 trường hợp bị tai nạn giảm áp trên tổng số 362 trường hợp được thống kê ở khu vực xung quanh vùng biển Địa Trung Hải thuộc lãnh hải của Pháp trong hai năm 1987 và 1988. Nghiên cứu được thực hiện theo yêu cầu của Bộ trưởng Bộ thanh niên và thể thao, do đó mục tiêu là tổng kết về các tai nạn lặn biển của du khách từ năm 1987 đến năm 1988 và phân tích các yếu tố liên quan. Sau đó, “Ủỷ ban y tế và dự báo quốc gia” của “Hiệp hội nghiên cứu Thanh niên và thể thao Pháp” ý thức được lợi ích của những nghiên cứu như vậy đã quyết định thành lập một cơ sở dữ liệu có liên quan đến các tai nạn lặn giải trí. Đối tượng phân tích đầu tiên trong những hồ sơ về các vụ tai nạn được thực hiện hàng năm là nhằm cải thiện các biện pháp dự báo bằng việc có những hiểu biết sâu sắc nhất về những hoàn cảnh xảy ra những tai nạn trên.

Mục tiêu thứ hai là nhằm cải thiện những số liệu về dịch tễ học được giới thiệu trong chương này dựa trên việc khai thác các hồ sơ báo cáo về các trường hợp tai nạn trong khoảng từ năm 1991 đến 2001 (có 617 hồ sơ) và không có liên quan đến những tai nạn lặn giải trí những người có trang bị áo lặn, ngoài ra còn có hồ sơ về việc điều trị; các trường hợp tử vong khi lặn hoặc khỏi ngay lập tức thì không được tính đến. Tuy nhiên, 617 hồ sơ này chỉ đại diện cho số người bị nạn được thống kê bởi vì, trên cùng một thời kì, người ta đánh giá rằng các chuyên khoa đã đảm bảo việc tiếp nhận và điều trị cho tối thiểu là 3076 ca tai nạn do lặn giải trí. Do đó nếu chúng có được sự đánh giá tốt hàng năm về số những vụ tai nạn – năm 1991 người ta thống kê được là có 177 vụ, đến năm 2000 là 364 vụ – tuy nhiên hậu quả của nó không phải ai cũng biết chính xác do người ta không biết được số vụ tai nạn thực tế xảy ra hàng năm. Bằng phép tính gần đúng, trên cơ sở là có 250000 người lặn thực hiện trung bình mỗi người thực hiện 10 cuộc lặn mỗi năm, người ta có thể đánh giá hậu quả thường niên của những tai nạn lặn giải trí ở Pháp là khoảng 1,2.10-4. Tại Mỹ, những nghiên cứu được thực hiện bởi “Diver Alert Network” đánh giá chúng vào khoảng từ 0,03% đến 0.1%.

2. Nguyên nhân do người lặn
2.1.Tuổi và giới

Trong giai đoạn nghiên cứu, với lứa tuổi trung bình là 36 tuổi (cụ thể là 35,7 ± 10,4), thì rõ ràng là chúng giống nhau từ năm qua nhiều năm với các độ tuổi thấp nhất là 12 cho đến cao nhất là 67. Sự phân bố độ tuổi những người lặn gặp tai nạn thì ít thay đổi từ năm này qua năm khác và toàn bộ 70% số các trường hợp tai nạn có độ ổi từ 25 đến 44; sự ghi nhận này thì không có ý nghĩa trong chừng mực mà nguy cơ thì quan trọng hơn đối với những người lặn thuộc nhóm tuổi này nhưng lại phản ánh lứa tuổi có số người lặn nhiều nhất.
Đối với liên quan về giới, thì không có xu hướng thay đổi và số người lặn là nữ giới gặp tai biến thì có sự dao động tuỳ theo từng năm trong khoảng từ 11 đến 22%. Trong nghiên cứu này, họ chiếm khoảng 20% số người gặp tai biến trong khi đó thì trên giai đoạn được xem xét thì họ chiếm khoảng 25% số người lặn được kết nạp vào FFESSM. Tuy nhiên, bất cứ ý kiến nào cũng chỉ được phép nói rằng giới nữ chỉ là một yếu tố nguy cơ và người ta không biết được giới tính có thực sự ảnh hưởng đến các nguy cơ xảy ra tai biến khi lặn đối với nữ giới hay không. Một vài tác giả cho rằng chu kì kinh nguyệt với sự bảo toàn quá trình điện phân nước trong pha lutéal và tỉ lệ khối mỡ lớn cũng làm cho phụ nữ nhạy cảm hơn đối với các tai biến giảm áp

2.2.Kinh nghiệm của người lặn
47% các trường hợp tai nạn trong 10 năm trở lại đây đều là những người có ít lặn và người ta chú ý đến tỉ lệ hàng năm của chúng giảm dần kể từ năm 1993. Trên thực tế hì chúng chỉ đại diện cho 35 cho dến 40% số các trường hợp tai biến hằng năm trong khi chúng lại bao gồm khoảng 70% số người lặn được kết nạp vào FFESSM. Trái lại, tỉ lệ số người lặn được huấn luyện bị tại biến thì tăng lên nhưng người ta không thể biết chính xác từng trường hợp trong số hai loại hình người tham gia lặn mà hậu quả của tai nạn là: nếu như vào năm 2001 có 57% số các tai nạn có liên quan đến số những người lặn đã được huấn luyện thì đó có thể là do số này tuy chỉ vào khoảng 30% số người lặn được gia nhập vào FFESSM nhưng lại là số người thực hiện số lần lặn nhiều nhất.

2.3.Sự tồn tại của các yếu tố nguy cơ
Nói chung thì người ta chấp nhận sự tồn tại của việc thiếu hụt về mặt sinh lý là một yếu tố nguy cơ bẩm sinh cho các tai biến giảm áp. Trong nghiên cứu này thì tồn tại tối thiểu một yếu tố nguy cơ như là quá cân, tình trạng mệt mỏi chung, điều kiện kém về mặt thể chất… và chúng đã được nhận thấy là có trong 37% số ca tai biến được báo cáo. Đồng thời, người ta còn nhận thấy một yếu tố nguy cơ như vậy trong gần 70% số ca tai biến do việc lặn mà không có sai sót trong qua trình và cũng phải báo hiệu rằng mặc dù những cố gắng thông tin đến đối tượng này, thì tần suất của với việc tồn tại các yếu tố trên cũng là một yếu tố nguy cơ đã được ghi nhận trên những người lặn gặp tai biến thì thường ổn định từ năm này qua năm khác. Tuy nhiên phải thay đổi sự thiếu hiệu lực của những phương pháp cảnh báo có liên quan đến những yếu tố nguy cơ này với việc tần suất của những yếu tố nguy cơ này trong khi tạo những thuận lợi riêng cho việc lặn (lặn nhiều lần liên tiếp, vận động gắng sức trước, trong và sau khi lặn…) thì chúng, như ta đã biết, đã dẫn đến việc phát sinh các tai biến giảm áp với việc tôn trọng các qui trình thì tần suất của các yếu tố này tăng lên. Từ những thông tin này, người ta không thể ám chỉ được rằng có điều kiện thể chất tốt thì tránh được tai biến, đặc biệt là tai biến giảm áp nhưng điều này chắc chắn là cần thiết trong việc giảm nguy cơ xuất hiện các tai biến.
Một yếu tố nguy cơ khác cũng được chú ý tới: vấn đề các mạch shunt trái – phải trong các tổ chức sống; cho dù những công trình nghiên cứu về đề tài này chỉ gợi ý cho việc có một sự kết hợp giữa sự xuất hiện của tai biến giảm áp với một lỗ bầu dục và đặc biệt là sau một vài nghiên cứu thì mạch tắt này có thể giải thích cho khoảng 40% các trường hợp bị gặp tai biến giảm áp trong khi vẫn tuân thủ đúng các qui trình kĩ thuật.
Cuối cùng ta phải chú ý đến có khoảng 7% số người đã từng là nạn nhân của tai biến giảm áp đã được điều trị thì có thể coi đó là một yếu tố nguy cơ để xảy ra tai biến tái diễn

3. Nguyên nhân tai biến lặn
3.1. Loại hình hoạt động

Tai biến do lặn đánh bắt hải sản

18% số các trường hợp tai biến do lặn giải trí là lặn có sự hưống dẫn hoặc là trong khi luyện tập. 32% số tai biến trong trường hợp này, người ta có thể là do việc thực hiện các bài tập cứu hộ; vậy nguyên nhân xảy ra tai biến là việc trồi lên do quên mở van của đường dẫn khí, tốc độ trồi lên quá nhanh, …: 46% trường hợp tai biến trong lúc tập lặn gồm có tai biến do việc trồi lên quá nhanh, thậm chí cả khi trồi lên với tốc độ bình thường, ở phía bề mặt. Đa số các trường hợp tai biến (82% số ca) xuất hiện ngay sau khi thực hiện việc lặn thăm dò và 95% trong số chúng là tai nạn giảm áp; trong 67% trường hợp tai biến giảm áp xuất hiện sau các cuộc lặn thăm dò, người ta không nhận thấy bất cứ lỗi rõ ràng nào trong qui trình giảm áp có thể sử dụng để giải thích cho nguyên nhân xảy ra tai biến.

3.2.Các đặc trưng của việc lặn
3.2.1.Độ sâu và thời gian lặn
40% tai biến do lặn thì xảy ra ở độ sâu dưới 30m, nơi mà mà các hoạt động diễn ra thường xuyên nhất; 35% trường hợp xảy ra khi lặn ở độ sâu khoảng 40m. Trong 32% các trường hợp tai biến, thì người ta đã chứng minh được việc tăng độ sâu của việc lặn không tương ứng với mức kĩ thuật hiện có và gần 70% trong số các trường hợp trên, tai biến xảy ra ở những người lặn còn ít kinh nghiệm. Trung bình thời gian lặn kéo dài khoảng 20 phút cho một độ sâu trung bình là 38m điều này giải thích cho 66% số trường hợp gặp tai biến giảm áp là không tuân thủ đúng nấc thang giảm áp.
3.2.2.Bản chất của những lỗi trong qui trình
Một lỗi về mặt qui trình có mặt trong 36% số ca tai biến là do việc lặn thăm dò. 22% số ca tai biến thuộc loại này, người ta nhận thấy là do việc trồi lên quá nhanh (>15m/fút) và trong 50 % số ca thì bậc thang giảm áp đã không được tôn trọng. Và có sự kết hợp của cả 2 yếu tố trên trong 23% trương hợp. Cuối cùng, việc trồi lên trong khi đang nhịn thở cũng đã được chứng minh là nguyên nhân trong khoảng 5% trường hợp. Việc thiếu tự chủ do kém thông khí được nhận thấy trong 10% trường hợp tai biến do lặn giải trí; đồng thời việc bị kém thông khí cũng giải thích cho 35% trường hợp gặp tai biến khi lặn thăm dò do lôi qui trình hoặc do cản trở đường dẫn khí.
3.2.3.Các yếu tố thuận lợi
Có khoảng 64% trường hợp gặp tai biến trong khi lặn thăm dò mà người ta không nhận thấy có bất kì lỗi nào về mặt qui trình, thì ít nhất có một “yếu tố thuận lợi” được biết đến như là nguồn gốc của sự tăng việc khuếch tán khí trơ vào trong mô và điều này đã được chứng minh có trong 54% số ca bị tai biến giảm áp mà không tuân thủ đúng qui trình giảm áp. Việc hoạt động gắng sức trong và sau khi lặn là một yếu tố thuận lợi mà thường được nhắc đến nhiều nhất (65,7%); việc lặn nhiều lần liên tiếp có thể cũng là nguyên nhân trong 20% trường hợp và việc bị lạnh thì được nhận thấy trong 18% trường hợp.

4. Đặc trưng của các tai biến
4.1.Những triệu chứng ban đầu
Bản chất và tần số xuất hiện của các triệu chứng quan sát được thì được báo cáo trong bảng 1. Những triệu chứng này là những dấu hiệu đầu tiên đã được chỉ ra bởi những người lặn bị tai biến hoặc là những ghi nhận của họ khi … Dị cảm hoặc hoặc thiếu hụt về cảm giác vận động là những dấu hiệu được báo cáo thường xuyên nhất; trái với ý kiến được thừa nhận, đau cột sống do tai biến giảm áp tác động lên thần kinh tuỷ chỉ được nhận thấy trong khoảng 8% trường hợp

BẢNG 1. Các dấu hiệu lâm sàng ban đầu được mô tả
(Phân loại theo tần suất xuất hiện của chúng)

Các loại rối loạn lâm sàng %
Rối loạn về cảm giác và/hoặc vận động 39,7
Rối loạn về tri giác: giảm sức nghe, chóng mặt, ù tai, rối loạn thị giác 19,7
Dấu hiệu cơ năng: mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau đầu 15,2
Đau cột sống 8,1
Rối loạn về nhận thức: hôn mê, ý thức u ám, mất ý thức 5,5
Đau khớp 3,3
Đau ngực 2,9
Khó thở, ho ra máu 2,2
Rối loạn các hoạt động cao cấp: mất trí nhớ, mất ngôn ngữ, co giật 1,1
Rối loạn cơ tròn: chậm tiểu hoặc bí đái 1,1
Các dấu hiệu về da 0,7

4.2.Thời gian xuất hiện những triệu chứng
Khoảng thời gian triệu chứng ban đầu biểu hiện sau khi xuất hiện thì được báo cáo trong bảng 2. Ngoại trừ các dấu hiệu về da và các rối loạn cơ tròn thường xuất hiện muộn nhất (50% các rối loạn cơ tròn xuất hiện trong một khoảng thời gian là trên 3h30), 50% số người lặn khai báo rằng dấu hiệu đầu tiên của tai biến giảm áp kéo dài trong khoảng 10 phút và 75% trong số chúng trở thành triệu chứng kéo dài trong khoảng thời gian tối đa là 30 phút. Nhưng thời gian xuất hiện của một số triệu chứng có thể rất dài: đối với các dấu hiệu về mất cảm giác-vận động hoặc rối loạn cơ tròn thì có thể kéo dài trên 20h.

Bảng 2. Thời gian xuất hiện triệu chứng

Triệu chứng lâm sàng Thời gian xuất hiện triệu chứng
Trung bình 75%* Tối đa
Rối loạn ý thức 10 phút 30 phút 1h35
Rối loạn các chức năng cao cấp 7 phút 10 phút 10 phút
Rối loạn các giác quan 10 phút 28 phút 9h30
Rốiloạn cảm giác và/hoặc vận động 6 phút 30 phút 23h30
Rối loạn cơ tròn 3h30 21h 21h
Đau cột sống 10 phút 15 phút 3h
Đau các chi 10 phút 15 phút 2h30
Các dấu hiệu về da 42 phút 1h15 1h15
Đau ngực 5 phút 30 phút 23h30
Ho ra máu 5 phút 10 phút 1h

Các chấn thương áp suất lên phổi có hoặc không có các dấu hiệu thần kinh của việc tắc mạch khí thì đại diện cho khoảng 10% các tai biến được điều trị.

4.4.Thời hạn của việc điều trị ban đầu
Thời hạn của việc điều trị đối với việc xuất hiện của một hoặc nhiều dấu hiệu gợi ý ban đầu của tai biến là hơn 3h trong khoảng 70% số ca; tuy nhiên, 45% số các tai biến lại được điều trị trong khoảng thời gian từ 3 đến 6h.
Thời gian tái tăng áp khi điều trị chắc chắn là quá dài nếu người ta cân nhắc rằng các trường hợp tai biến này được hưởng lợi từ sự phát triển của việc vận chuyển bệnh nhân bằng trực thăng, tối thiểu cũng là trên vùng bờ biển Địa Trung Hải, tất cả các trường hợp điều trị bằng ôxy cao áp dưới 3h trong hoàn cảnh lặn. Các thời hạn này của việc nhập viện điều trị được giải thích bởi sự chậm trễ trong việc yêu cầu trợ giúp: 60% trường hợp tai biến sử dụng liên lạc với tổ chức cứu trợ trong khoảng thời gian khoảng là trên 30 phút khi xuất hiện những dấu hiệu lâm sàng đầu tiên và trong 85% trường hợp, sự chậm trễ này là nguyên nhân của việc mất nhận thức về bệnh hoặc (chưa dịch được)… Sự không logic của các tai biến hay việc không biết những dấu hiệu gợi ý của tai biến do lặn cũng giải thích cho 70% số trường hợp chậm vận dụng những biện pháp cấp cứu tại chỗ (tối thiểu là cho thở bằng mặt nạ ôxy với nồng độ cao và cho uống): thời gian cho việc thực hiện các thao tác trên là 30 phút đối với một trường hợp có thể gặp tai biến thì trên thực tế được tìm thấy trong 45% số ca tai biến.

5. Kêt luận
Nghiên cứu về dịch tễ học này làm sáng tỏ hơn những phương pháp cảnh báo ban đầu đã cho phép làm giảm hậu quả của cấc tai biến giảm áp; việc tôn trọng các nguyên tắc trong qui trình và nhất là việc loại bỏ những thói quen nguy hiểm như là việc trồi lên quá nhanh, lặn nhiều lần liên tiếp đã góp phần làm giảm thiểu số các trường hợp tai biến.
Nếu như những biện pháp này làm nâng cao tinh thần trách nhiệm của người lặn, làm rõ các yếu tố nguy cơ và giải thích vai trò là nguyên nhân gây nên các tai biến của chúng là lĩnh vực của các bác sỹ, người cũng cấp các chứng chỉ cho phép tiến các hoạt động ở dưới nước. Một vài những yếu tố nguy cơ được thừa nhận là có thể kiểm soát được một phần: nhiệm vụ của thầy thuốc là thông báo sự quá tải về trọng lượng. Những yếu tố khác thì thuộc về thể trạng, không thay đổi được và nó giải thích cho tại sao việc không có tai biến xảy ra là không thể tránh khỏi.Do vậy cần nhấn mạnh đến yếu tố thận trọng đối với những người trẻ tuổi; việc thông tin về sự tồn tại của yếu tố nguy cơ là có shunt trái phải đã không được đánh giá đúng mức và những hậu quả tiềm tàng của nó cũng phải được chú ý tới, phải được hiểu rõ nhất là đối với những người mới bắt đầu, chỉ có như vậy mới có thể nâng cao được ý thức về an toàn cho người lặn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *